Cài đặt FreeBSD
I/ Giới thiệu chung
FreeBSD là một hệ điều hành kiểu Unix được phát triển từ Unix theo nhánh phát triển của BSD dựa trên 386BSD và 4.4BSD. Nó có khả năng chạy trên các bộ vi xử lý tương thích với họ vi xử lý x86 của Intel, cũng như trên các máy DEC Alpha, các bộ xử lý UltraSPARC của Sun Microsystems, các bộ xử lý Itanium (IA-64) và AMD64. Khả năng hỗ trợ cho kiến trúcPowerPC đang được phát triển. FreeBSD thường được đánh giá cao nhờ vào tính tin cậy và mạnh mẽ của nó.
Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về freeBSD theo link sau: http://vi.wikipedia.org/wiki/FreeBSD
II/ Cài đặt:
1/ Bộ cài đặt:
Chúng ta có thể tải bộ cài đặt freeBSD theo link sau. Hoặc tìm những phiên bản mới hơn ởhttp://www.freebsd.org/where.html
2/ Cài đặt:
Dùng VMware tạo một máy ảo mới, sau khi chỉnh những thông số cần thiết, chúng ta được máy ảo có cấu hình như sau:
Mở nguồn nào .
Đợi một tí chúng ta sẽ tới màn hình cài đặt sau. Chọn Skip kernel configuration and continue with installationđể cài đặt
Chọn Standard
Trong FDISK Partition Editor, bấm C tạo ổ đĩa cài đặt mới
Để mặc định 165
Sau đó chọn Q để thoát. Tiếp theo chọn BootMgr để tạo phân vùng mới và thiết lật khởi động
Trong FreeBSD Disklabel Editor, bấm C để tạo mới. Cứ như thế chúng ta lần lượt tao các phân vùng cần thiết cho hệ thống
Sau khi tạo các phân vùng cần thiết(như hình), bấm Q hoàn tất.
Tiến hành cài đặt từ CD.
Đợi một lát cho quá trình cài đặt tiến hành:
Xong
Hệ thống yêu cầu chúng ta thiết lập một số thông số cần thiết. Đầu tiên là Network devices.
Chọn card mạng em0 để cấu hình. Ở đây có 2 card em0 và em1 vì lúc đầu mình đã chọn máy ảo có 2 card mạng là VM2 và VM3.
Bước cấu hình card mạng.
Nếu bạn lỡ tay bỏ qua bước này cũng ko sao, chúng ta có thể làm lại ở bước cuối cùng hoặc có thể chỉnh sau khi đăng nhập hệ thống. .
Sau đó hệ thống sẽ tiếp tục hỏi ta những Option khác, tùy mục đích mà có thể chọn Yes hay No.
Chọn Yes để tạo một User khác user root trên hệ thống
Nhập tên user, password chú ý đánh cẩn thận vì chỉ đánh một lần.
Chọn Ok để thoát. Sau đó hệ thống yêu cầu tạo password cho user Root.
Gõ password 2 lần.
Đây là bước cuối cùng, một cửa sổ hiện ra yêu cầu bạn xác nhận những tùy chọn ở trên, nếu các bạn muốn chỉnh lại ở bước nào, có thể chọn yes để quay về menu Config các dịch vụ và chọn No để thoát.
Chọn Exit Install.
Hệ thống sẽ khởi động lại. Lần đâu tiên khỏi động, có thể rất lâu vì các dịch vụ mặc định của hệ thống sẽ khởi động theo, đặc biệt là cái sendmail. Mình sẽ hướng dẫn các bạn một mẹo nhỏ để tiết kiệm thời gian chờ đợi này nha.
III/ Cấu hình cơ bản
Sau khi đăng nhập xong bằng user root, chúng ta sẽ tiến hành những bước cấu hình cơ bản sau:
- Thiết lập IP và các dịch vụ khởi động cùng hệ thống
Nếu lúc cài đặt bạn quên cấu hình IP của card mạng, phải đợi lâu khi khởi động,đừng lo lắng chúng tao có thể sửa lại bằng cách sửa lại file rc.conf nằm ở thư mục /etc
vi /etc/rc.conf
Đây là file ban đầu trước khi sửa.
Và sau khi sửa . Chúng ta có thể khởi động lại máy và cảm nhận được sự khác biệt rồi đó.
Về chuyện đặt ip, chúng ta còn có cách khác là dùng lệnh sau:
ifconfig <interface name> inet <Ip can dat>
Ví dụ ở đây mình đặt ip cho interface có tên là em0 như sau
ifconfig em0 inet 172.16.0.2/16
Sau khi đặt ip xong, ta dùng lệnh
/etc/netstart restart
để khởi động lại dịch vụ và giúp cho thiết lập của chúng ta đc áp đặt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét