Khẩu Quyết Nội Công của Huỳnh Long Phái
Tri Kỳ Yếu Nhất Ngôn Nhi Chung
Y Phương Giải Cứu Thế Nhân Cùng
Sắc Không Không Sắc Vững Lòng Không
Diệt Sinh Sinh Diệt Tất Cáo Chung...
Càn Thiên Bá Chủ Nơi Thượng Thủ
Địa Khôn Mờ Ảo Chốn Thần Minh
Thất Tinh Vũ Trụ Lục (Ngũ) Hành Khí
Lưỡng Nghi Nhật Nguyệt Náo Sinh Linh...
Thái Cực Bộ Vị Giáng Lai Lâm
Lưỡng Nghi Tâm Pháp Dĩ Truyền Âm
Tứ Tượng Bảo Tồn Nghi Cực Chủ
Bất Đoạn Tương Liên Bất Khả Xâm...
Khẩu Quyết Nội Công là gì? Khẩu tức là miệng, khi nói tới miệng thì tự nhiên mình biết miệng là nơi ăn uống nói năn đồng thời cũng đem đến họa hay phúc một phần cũng xuầt từ miệng... Quyết -> yếu quyết của một môn phái hay là quyết định cho một vấn đề gì, mà yếu quyết là đều ta quyết chí phải thành tựu... Nội tức là nội-tại ở bên trong, nó nằm sâu kín ở trong thân thể mà mắt nhìn không thấy tay vói không tới mà lúc nào nó cũng hiện hữu - ở đây nó thuộc về phần Nội-Định Nội-Tĩnh có nghiã là hãy trở lại nơi lòng mình để qúan sét động tịnh nơi tâm với tâm niệm không phân biệt hay buông bỏ mà chỉ làm một việc duy nhất là quán sét... Công là công phu do ta tu luyện mà thành tựu cố gắng thì mới đua đến kết qủa, còn như vô công thì lấy đâu ra qủa để mà kết đây... Khẩu Quyết Nội Công là đọc lên lời yếu chỉ trước khi luyện nôm công phu của nôm phái mình để đánh thức và nhắc nhở về chính bản thân mình phải làm gì trước khi luyện nội công hoặc ngoại công -> nó còn gọi là tự ta thức tĩnh và luôn luôn thức tĩnh để cho đến lúc đến thì thì Giác-Ngộ -> luôn luôn thức tĩnh quán sét lòng mình để thấy cho rỏ cái tâm-địa của chíng mình...
[1]
-Tri Kỳ Yếu Nhất Ngôn Nhi Chung = Phải biết cái điều kỳ diệu qua yếu chỉ xuất phát từ âm từ duy nhất để nhắc nhở cái khởi có đầu có đuôi cho đến chung cuộc (pháp nôm vi diệu là do tâm sinh, mà tâm thì sinh ra vạn pháp...) mà có cái đầu cái đuôi thì vẫn còn nằm trong cái thế kẹt trong phân biệt pháp cho nên phải làm sao vượt lên trên sự phân biệt của có và không (đầu đuôi) để mà thấy trọn vẹn chung cùng...
-Y Phương Giải Cứu Thế Nhân Cùng = Y theo phương pháp để cứu giải thế nhân trong lúc bần cùng tắc biến để khỏi sinh biến pháp, bởi vì sống làm người có cái quan trọng là sinh tử khổ đau. Sinh tử cũng đồng thời liên quan đến quyền thuật rất mật thiết vì đánh đở thủ hoặc công đều có mục đích như sinh với tử vậy cho nên khi xuất quyền thì nó đã ẩn tàng cái nầm sống trong chết cũng như khi bất động thì tự nó cũng đã có cái nầm để mà động, sinh tử và động tĩnh thì sao đây nó có liên quan gì mật thiết không...?
-Sắc Không Không Sắc Vững Lòng Không = sắc và không tuy hai nhưng mà lại một cho nên lòng ta phải trong sáng không vẩn đục bất cứ một pháp gì của thế gian thì lúc đó có phải lòng vững chắc trong trắng như hư không, không?... Sắc đến rồi phải ra đi để trở về cái không rồi từ nơi không lại sinh ra sắc mà tự nơi mỗi cá nhân điều có thể nhận biết đều này ( ra đi cũng phải trở về đường xa nước lũ chẳng màn khó khăn...), như vậy có phải tuy hai mà một tuy một mà hai không...? đây là quy nạp pháp - sắc không đều hoàn không không sai biệt, mà lúc khởi đầu để luyện tập có phải là mục đích trở về với tánh giác và vững lòng tức là cái tâm-điạ mình phải vững chắc như hư không...
-Diệt Sinh Sinh Diệt Tất Cáo Chung = cái vòng sinh ra rồi lại diệt mà từ diệt rồi lại sinh thì nó có đến cái chổ chung cùng hay không hay là luôn luôn dịch chuyển dài vô tận. Như con người sinh ra rồi lại chết đi, đến thế hệ khác lại sinh rồi lại diệt, diệt sinh sinh diệt miên miên bất tận như sóng vỗ trường giang mãi mãi vô bế bờ... Có sinh tất có diệt thì đến chổ chung cùng, không sinh không diệt thì lấy đâu mà tới...
*=>> Tóm lại trong bốn câu thơ này là nói lên cái sự sinh và tử của vạn vật và loài người. Khi người sinh ra làm người thì phải nhận biết cuộc đời vốn là vô thường, tuy có đó nhưng thời gian cũng trở về cát bụi; cho nên người phải làm sao đây để vượt lên trên con đường sinh tử mà để sống cái sống trọn vẹn, cũng như võ thì có võ chiêu của đời võ thần của đạo... Làm người mỗi cá nhân phải có trách nhiệm cho chính bản thân mình đó là phải sống trọn vẹn trong cái biết và trở lại con người chân thật của ta, sau cùng là cứu độ chính mình và thức tĩnh người... cá nhân mỗi người phải kinh lịch qua con đường tu luyện mà mình chọn và can đảm phải đi tới mới biết nó như thế nào, chỉ có mình đi thì mình mới biết, con đường ta ta vẫn đi mặt cho người nói gì thì nói, chỉ có chính mình đi trên đoạn đường chứ không có ai đi cho mình cả... "Vững lòng y theo phương pháp đã chọn..."
[2]
-Càn Thiên Bá Chủ Nơi Thượng Thủ = Càn vi thiên thuộc về quẻ trời trong bát quái, tượng cuả càn là trời thì thuần dương thuộc về thanh cao vượt thoát là nơi hội tu. của dương khí. Khí dương chỉ thanh bạch; nói về thân thể thì khi ngồi đi đứng thì đầu là cao nhất mà cũng là nơi trung khu não bộ của hệ thần kinh trong cơ thể. Bá tức là bá hội nơi hội tụ của dương khí, đầu ở trên cao là nơi làm chủ của thân thể. Caiù gì thanh cao giữa thanh thiên bạch nhật thì thấy rất là rỏ ràng vì nó ảnh hiện trước mắt ta như bầu trời bao la rộng mở, còn ở nơi thân thể thì đầu la nơi suy tư vận dụng cân não để suy nghĩ tới hay làm việc gì...
-Địa Khôn Mờ Ảo Chốn Thần Linh = Địa tượng của qủe Khôn thuộc về đất mà cái gì dưới đất thì đôi mắt nhìn đâu có thấy có phải là nơi ngự trị của thần linh không? Cái âm u thì có phải thuộc về âm khí mà trong cơ thể thì phần âm nó thuộc về bộ sinh dục và huyệt hội ân là nơi chí âm đồng thời hạ tiêu cũng thuộc về địa. Điạ là mãnh đất nuôi dưỡng sinh vật động vật và con người, cho nên nơi đó là hội tụ của thần, mà thần sinh là do khí thăng để hóa thần...
-Thất Tinh Vũ Trụ Ngũ Hành Khí = Thất thì thuộc thất tình lục dục gồm có (hỉ nộ ai cụ cố dục/...) mỗi thứ đều liên hệ trong thân thể con người sinh ra, và đa số là ý tưởng hành động của ham muốn thanh cao hay ô trược đều do tâm điạ con người. Tinh thuộc về tinh tú ở trong không gian như hỏa tinh thuỷ tinh thổ tinh kim tinh nhật tinh mộc tinh thủy tinh... tất cả đều vận hành trong vũ trụ theo sự sinh hóa của ngủ hành, mà vũ trụ thì nó bao la vô tận ở trong không gian va thời gian, vũ trụ là mốc giới của hai chiều ngang dọc hội tụ vào một giao điểm ở chính giữa. Vũ Trụ bao la gồm trong va ngoài, bên trong là thân thể nhỏ bé của bầu trời thu hẹp, còn bên ngoài thì là không gian bao la vô tận... Sự vận hành của thất tình lục dục tinh tú vũ trụ là do ngũ hành của lý thuyết trung hoa thời cổ. Ngũ hành này còn thiếu đi một hành đó là hành thử mà Vị Y Tổ Việt đã nhận biết ra từ lâu đời. Tai sao có thêm một hành bởi vì hành thử là cái hành dung hoà giữa nóng và lạnh để nuôi dưỡng con người và vạn vật hữu hình này. Ta thử nghĩ xem nếu trong một mãnh đất nào đó toàn là hơi nóng hay giá băng thì làm sao cây cỏ sinh sôi nảy nở, và trong thân người toàn là hàn khí hoặc hỏa thì thân người ta giá băng hoặc thiêu đốt thành khô kiệt thì còn gì là con người nửa., cho nên hành thử rất quan trọng để điều hoà giũa nóng lạnh thủy hỏa âm dương... Câu này cần đổi lại là : Thất Tinh Vũ Trụ Lục Hành Khí, vì trong không gian cũng gồm lục khí và ở nơi thân thể cũng vậy tại vì trong 12 đường kinh đi vào tạng phủ mà chỉ có 5 hành thì thiếu đi mất một hành đồng thời chỉ có 5 tạng 6 phủ thì đâu có cân bằng, mà thân người tới 12 đường kinh do đó đường kinh tâm bào lạc cũng thuộc là tạng thứ 6 như vật ta mới có đúng lục tạng lục phủ và lục mạch lục khí chứ...
Lưỡng Nghi Nhật Nguyệt Náo Sinh Linh = Lưỡng là cái lằng ranh giới giữa ngaỳ đêm giữa sáng tối âm dương là trục phân của hai mặt một vấn đề. Ánh sáng của mặt trời sáng rực nóng bức của ban ngày khi chính ngọ, vần trăng vằn vặt tròn đầy của đêm khuya thanh vắng của một ánh sáng huyền diệu kỳ bí mang theo cái lạnh giá băng... biểu tượng của nhật nguyệt tương đồng của đôi mắt con người mà cũng là ảnh hiện phân chia lưỡng tranh của âm dương mà hoà đồng. Âm Dương giao động mới có sự sinh nở của muôn loài linh vật cho đến vạn vạn sinh linh khác. Do cái động của lưỡng nghi tạo ra sự náo động mà sinh ra muôn linh muôn vật...
*==>>> Trong đọan thứ hai tổng quát về sự vận hành của luật Thiên Đạo Điạ Đạo nó bao gồm thâu tóm trong thân người cả thiên lẫn địa thất tình lục dục âm dương giao thoa tạo ra sinh linh vạn vật. Sự vận hành của vũ trụ do lục khí lục hành và trong thân người cũng vậy, cho nên ta là người thì tâm thân ta có sự sinh diệt có tất cả mọi thứ giao thoa trong ngoài trên dưới phải trái...
[3]
-Thái Cực Bộ Vị Giáng Lai Lâm = Thái Cực là dịch học nó bao gồm muôn muôn thứ trong trời đất, nó che chở nuôi nấng tất cả. Thái cư.c không bao giờ có cái tâm phân chia thiện hay ác thương hay ghét mà ta là con người có bao gìơ nghe thái cực than thở chưa. Ví như qủa đất này đã bao người mổ xẻ cắt xén mà người mẹ hiền này có trách cứ ai không... Còn trong thân người thì biểu lộ của thái cực là đan điền có đúng vậy không? Ta thường ngha nói cái bụng thế gian nó chứa biết bao điều... bụng là kho thâu nhập và sản xuất ra sự sống để nuôi nấn toàn thân, nếu con người không có bụng thì làm sao mà sống. Bộ Vị là Bộ Phận Tỳ Vị trong thân thể nó nằm trọn vẹn quanh đan điền ở trung tiêu và hạ tiêu. Trách nhiệm tỳ vị là bao chế thức ăn và lưu trử chất bổ dưởng để nuôi cơ thể. Giáng Lai Lâm có nghiã là: Giáng tức là đi xuống là sự vận chuyển khí lực trở về biển khí để vận hóa thức ăn và khí trở thành chất bổ dưởng đồng thời nó tạo ra năng lượng để kiện toàn vinh và vệ khí; khi giáng xuông thì nó sẻ sinh ra sự lai vãng mà vận động, Lai có nghiã là tới nơi nào đó của mục đích thăng hay giáng, ở đây là giáng có nghiã là trở về biển khí của đan điền mà trước kia ta đã bỏ quên nó đi; Lâm là nhìn về một phía nào do cái ý ta hướng nó đi ==>> Giáng Lai Lâm là hướng cái tâm ý trở về phía dưới thân thể đó là biển khí của kho chứa nhóm thâu xuất nơi thân ta cho nên mới gọi là Thái Cực Bộ Vị Giáng Lai Lâm = hướng tâm ý trở về phiá dưới bộ phận tỳ vị của đan điền, mà lấy huyệt thần khuyết làm chủ của nó...
-Lưỡng Nghi Thân Pháp Dĩ Truyền Âm = Lưỡng là hai là sự phân chia âm dương của bể khí khi lục khí trở về biển khí thì tự nơi nó nó kết hợp lại thành nguyên khí rồi do thân pháp chuyển biến nguyên khí phân ra âm và dương của tâm thân ở trong nội thể. Khi phân chia thì tự nơi nó sinh ra cái phương pháp vận động theo tình tự tự nhiên mà phát âm ba chuyển động theo nội tạng của mỗi người... Ở nơi đây là hai luồng chân khí thuộc vầ chí âm chí dương không có sự pha trộn của âm trong dương hay dương trong âm - mà ở nơi cơ thể thì nơi nào chứa nhóm hai khí thuần âm và thuần dương này. Nói âm dương thật ra nó là Thủy và Hỏa (Thủy=Thận Hỏa=Tâm). Thủy Hỏa đều hoà thì vinh vệ khí được kiện toàn bảo vệ nội thể >> ngoài tà không nhập nội tà không sinh. Mà trong quyền thuật chưởng pháp cước pháp bao gồm âm dương, Quyền nào vũ bão mạnh ngàn cân thì thuộc về thể dương còn thức nào uyển chuyển nhẹ nhàng thì thuộc về âm... Thân Tâm hợp nhất chuyển thành pháp hữu vi hay vô vi có sự dần truyền mạnh mẽ âm vận của âm dương >> như ý tới thì lực đến và quyền tự nhiên xuất không cần phải chuyển vận chậm chạp từng thế pháp như rùa bò...
Tứ Tượng Bảo Tồn Nghi Cực Chủ = Tứ tượng bao gồm Thái-dương Thái-âm Thiếu-dương Thiếu-âm. Không có cái gì cô độc cả nếu cô âm hay dương thì cái băng gía lãnh lẽo tàn nhẫng kia là sự huỹ diệt nội tại rồi vì sức truyền dẫn ra bên ngoài tất cả đồng ngưng đọng... cho nên tứ tượng hàm dưỡng cái chí âm chí dương và ẩn tàng cho dương trong âm âm trong dương. Trong cái nóng có cái lạnh trong lạnh có nóng là sự hoà giải giao thoa để sinh sinh hóa hóa chi vị dịch, đồng thời cũng bao gồm công nghinh thủ chuyển động không ngừng... Tứ tượng là sự bảo vệ trường tồn là cái chủ lực của nội tại cực mạnh của nội lực hình thành qua công phu tu luyện thánh thiện trong lành không thái qúa không bất cập, đồng thời làm cho cái nghi tình biến mất trong mờ aỏ mà bừng sáng dậy ánh sáng thâm diệu quanh minh chí đại chí cương.
-Bất Đoạn Tương Liên Bất Khả Xâm = là một phương pháp ta thực hành miên mật không có sự giáng đoạn mà phải liên miên vô tận không một kẻ hở để cho ý tưởng hay tà ma vọng tâm xâm nhập trong lúc luyện công...
*===>>>> Hãy quay cái ý hướng về trung tâm của cơ thể mà nơi chứa nhóm sản sinh thu nhập xuất ra tinh khí để nuôi thân thể tứ chi... Nơi đây là biển khí là vô tận tăm tối mờ mịt cho nên ta cần phải hướng cái ý cái tâm xuống nơi thái cực để mà hội tụ lại nguyên khí nguyên thần mà sản sinh ra ánh sáng vô thường để xuất thần mà qúan sét lại nội tại và lẻ đời. Khi nội khí nội định sâu dày kết tụ lại đậy đủ thì tự nơi biển khí nó dẫn đi theo chu trình biến hóa tự nó đả thông đốc nhâm thập nhị kinh cùng kỳ kinh bát mạch, và cũng từ nơi đây thủy hỏa được kết hợp thành một khôi rồi phân tán ra lưỡng nghư tứ tượng... để làm cột trụ bảo vệ nội thể. Trong nội thể lấy cái tâm địa trong sáng duy trì định tĩnh mãi mãi không cho giáng đoạn thì không có gì xâm nhập phá hoại được công phu tu luyện của cá nhân đang hành trì nôm nội công thượng thừa, mỗi ngày cứ đều độ tu luyện thì sự tiến hóa thăng hoa sẻ theo trình tự tự nhiên của lẻ biến động trong vũ trụ theo chiều đi lên đó là sống thì phải nối tiếp và tiến hóa đến vô cùng ==> có nghiã là tư tưởng thăng cao để hợp nhất Tâm Thân Pháp vào một thể thì chỉ một cái chuyển động bên ngoài hay bên trong ta điều biết tường tận viên thông...
|(****)| Tổng Luận:
Khẩu Quyết Nội Công là yếu pháp có công dụng khi đọc lên trước khi thực hiện công phu tu luyện để đánh thức khơi dậy cái trí mờ ảo kém cỏi cuả ta để trở thành sáng suốt mà sáng soi ghi nhận lại tất cả các sự sinh khởi bên trong cũng nhu bên ngoài. Bất cứ ai khi bắt đầu đi vào công phu nội qúan thân tâm, thì chu trình đọc khẩu quyết phải thực hiện để gột sạch những ý tưỡng tà dục phân tranh sân hận tham lam... điều phải thanh lọc để cho tâm ta trong sáng thanh tịnh để dọn vào con đường định tâm tĩnh trí dể dàng xâu mầu. Mười hai câu khẩu quyết nội công đại ý đi từ trên cao xuống thấp theo thứ tự: 1./ Nói lên cái đạo buông bỏ tất cả mọi pháp của thế gian và sự ràng buộc của cha con vợ chồng xã hội tình thâm, nóng giận ganh ghét, buồn vui... nhất nhất điều phải buông bỏ. Vì sao như vậy? Bởi vì qúa trình trở về nguyên gốc cố hương thì bản thân phải dọn dẹp thanh lọc bản thể từ tinh thần đế thể chất phải đặt để tất cả sự trói buộc thân tâm, khi có buông thì mới có đạt còn cứ ôm khư khư cái pháp tầm thường thì đạt được cái gì chứ... 2./ Phải nhận biết sự sinh tử của thế gian pháp cũng như con người, người sinh ra là thể sống động của sinh và tử mà còn gọi là diệt rồi sinh sinh rồi diệt miên miên bất tận, cho nên chính bản thân mỗi người phải thấu triệt cái đạo lý của đời người để đi trở về nguồn... 3./ Nhận thức cho ra nguồn đạo pháp của Thiên Địa và thế Nhân, mà thế nhân là cột trụ giao thoa là trục chính giữa của Thiên và Điạ. Lên hay xuống là do tâm người cứ có trời đất nào sui rũi ai đâu. Đạo pháp là sự vận hành của vụ trụ tinh tú mặt trăng mặt trời ngày đêm sáng tối và tổng quan của muôn loại sinh quan mà trong loại vật hữu tình con người là dẫn đầu và linh nhất... bởi vì cái tâm nó trãi rộng vô biên cương hay nó thu hẹp do sự phát tán của nội tại... 4./ Phải nhận hiểu sự vận hành khí hóa của lục khí có bổn phận gì với con người và vạn vật. Vật nào sống trong qủa điạ cầu này đều phải nương tựa vào khí vận để mà sinh tồn mà thăng hoa chứ không phải đi lùi về phía sau... Phải tiến tiến mãi không ngừng... mấu chốt thời gian không gian nó đưa con người ta phải đi lên và nhất quyết đi lên chớ đi xuống thì uổng cho cuộc đời sinh ra làm người... 5./ Phải nhận biết trong cơ thể nơi nào là nơi quy tụ của khí huyết mà sinh ra tinh tuỷ nuôi cơ nhục, nơi đó là kho chứa tất cả mọi đều. Gom tâm về đây để tự chửa lấy tâm bệnh và đưa ta thăng bằng hoa đi lên vì khí của đan điền do thức ăn sinh và phổi vận chuyển khí xuống để bồi bổ cái hậu thiên bất túc của ta. Con người sinh ra đã có chính khí của cha mẹ tồn tử ở tiên thiên tức là thận, còn hậu thiên thì tỳ vị có nhiệm vụ bào chế bổ dưởng cho cơ bắp tứ chi thân thể và phục hồi tiên thiên khí, nếu cá nhân ta xử dụng có tiên thiên khí mà hậu thiên không cung cấp bồi bổ thì o sớm thì muộn cũng về thăm ông bà tổ tiên. Khi đi theo qúa trình thu nạp thì tự nơi nó sẻ sản sinh ra con đường thăng hoa bởi vì cái tâm ta hướng đi lên để mà tiến hóa theo con đường gọi là dịch vận. Dịch tức là xuất từ thái cực, luyện thái cực thì sẻ sinh ra thái cực đồ hình mà hóa thần tùy theo Định Lực của cá nhân. Nội công thượng thưà chánh tông dẩn ta đi từ thấp đến cao và cứ thăng cho đến tột cùng, bới vì nó làm cho con người thay đổi tâm tánh để hợp nhất và mọi cử động trở thành một thế pháp lúc đó thì đâu cần chiêu thức làm gì nữa, cho nên nội công thượng thừa mà tổ thầy hay nói vô chiêu thắng hữu chiêu mấu chốt ở đây đây. Khi cá nhân của người luyện tập đến mức độ này thì họ còn có chấp nửa không? đã đến trình độ thông huyền thì tất cả đều nằm trong Đại Nghiã Đại Từ Đại Bi và Bác Ái vô ngần... bởi vì người luyện đã kinh lịch lịch lãm qua mọi vấn đề... Caiù mấu chốt quan trọng để luyện tâm tính đưa Tâm Địa trở thành trong sáng khi ở cảnh giới này thì hành gỉa nghĩ sao...? Luôn luôn phải nhớ là khi luyện mà tâm sinh phân biệt vọng niệm sân hận hay bất cứ cái gì thì phải đọc lại khẩu quyết một lần để thanh lọc tâm nếu không mà cứ tiếp tục luyện thì càng đi sai đường... Trong 12 câu khẩu quyết thì 3 chử: Vững Lòng Không la mấu chốt phải nắm cho vững khi khởi sự luyện công = (lòng=tâm địa => tâm địa vững vàng sáng suốt như Hư Không không ôm giữ hay phân biệt mà là như như thường hằng...). Chú Ý trong khi tu luyện thì chánh niệm luôn luôn ở thái cực không thay đổi...
STTT-SLH
nguồn http://thuvienvietnam.com/ftopict-147.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét